Tuy nhiên, không nên ăn hồng lúc đói. Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giúp phòng và hỗ trợ các bệnh tiêu hóa, huyết áp, khí quản... Một số tác dụng cụ thể của hồng như sau:
Giúp giải khát cơ thể: Trong 100g quả hồng có chứa tới 83% nước, vài mg hàm lượng vitamin C, đây là yếu tố thích hợp cho giải khát, chống háo nước trước thời tiết nắng gắt thất thường. Mặt khác, hàm lượng nước cao khiến những người béo phì không lo bị tăng cân nữa, thậm chí giúp giảm cân khi ăn quả hồng.
Giúp ăn ngon miệng: Hợp chất carbon chiếm khoảng 19g trong 100g trái hồng giúp cân bằng sinh lý, tốt cho hệ tiêu hóa và ăn ngon miệng. Đặc biệt, chất pectin tự nhiên trong quả hồng giúp chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
Đẹp da và tóc: Trong quả hồng chứa vitamine PP, sắt và một số khoáng chất cần thiết cho phụ nữ, giúp chống mệt mỏi, bổ máu, giúp da hồng hào, tóc chắc khoẻ.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Hồng có hàm lượng beta caroten cao, nhiều vitamin A giúp tăng cường thị lực, chống oxy hóa, phòng chống ung thư, đặc biệt ung thư trực tràng.
Trong vỏ quả hồng, đặc biệt hồng xanh có vị chát đó là có chứa chất tannin, chất này nếu đưa vào cơ thể khi đói dễ sinh cồn ruột, hại dạ dày. Vì vậy, không nên ăn hồng lúc đói và trước khi ăn nên gọt vỏ.
Theo Kiến thức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét