Nhiều chị em khi mang bầu có thể đối mặt với ốm nghén nhưng lại cảm thấy bất lực với “nỗi khổ khó nói” mang tên táo bón. Theo một khảo sát, có tới hơn ½ số bà bầu phải trải qua cảm giác khó chịu vì táo bón trong quá trình mang thai. Làm thế nào đẻ có thể phòng tránh được táo bón trong thai kỳ? Khi đã “lỡ” bị táo bón thì nên làm thế nào để chữa trị mà vẫn an toàn cho cả mẹ bầu và nhai nhi? Xin mách chị em "Bộ ba” qui tắc ăn uống không thể thiếu cho mẹ bầu để phòng và trị táo bón thai kỳ.
1. Nước
Cơ chế gây ra táo bón thường do thiếu nước khiến phân khô cứng, khó bài tiết. Chính vì vậy, bà mẹ mang thai phải bổ sung nhiều nước. Lượng nước mẹ bầu cần uống mỗi ngày thường 2-3 lít, trong đó bao gồm cả nước tinh khiết, nước canh, súp, hoa quả…. Môt lưu ý nhỏ cho mẹ bầu, để tránh lạnh bụng, chị em nên uống nước ấm, chọn nước sạch, nước khoáng hoặc nước tinh khiết.
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể làm mềm phân, tạo khuôn, thúc đẩy việc đi tiêu dễ dàng. Thêm vào đó, chất xơ còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, tiểu đường, béo phì, các bệnh khác cho mẹ bầu. Chúng ta đều biết cần phải ăn nhiều chất xơ. Vậy nhưng loại thực phẩm nào giàu chất xơ nhất? Mẹ bầu nên tham khảo những món:
Khoai tây
Khoai tây rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giúp phát triển bào thai toàn diện, bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cho người mẹ. Mặt khác, khoai tây còn chứa nhiều chất xơ thô có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột và tăng tốc quá trình chuyển hóa cholesterol trong ruột, tạo tác dụng nhuận tràng và rất hữu ích cho việc cải thiện táo bón khi mang thai.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên chọn những loại khoai tây đã mọc mầm hoặc chuyển màu xanh, tím.
Ngô
Ngô là loại ngũ cốc thô có hàm lượng chất xơ cao, có thể kích thích nhu động ruột và tăng tốc bài tiết phân táo bón tốt khi đang mang thai. Tất nhiên, ngô cũng có nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu như nhuận tiểu, điều hòa huyết áp, tăng cường sự trao đổi chất…
Lời khuyên: Chị em nên tránh ăn quá nhiều, dễ gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi.
Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng cao của đậu nành – một loại thực phẩm còn được gọi tên là "vua của các loại đậu". Đậu nành có hàm lượng protein và chất xơ rất cao, có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của người mẹ và đương nhiên, có khả năng cải thiện táo bón lâu dài.
Lưu ý: Một nghiên cứu cho thấy lượng lớn protein trong đậu nành có thể ức chế khả năng sinh sản. Nếu khả năng sinh sản của bạn là lành mạnh và bình thường thì không có bất kỳ vấn đề gì. Nhưng nếu bạn có vấn đề về hiếm muộn, bạn nên hạn chế sữa đậu nành, bánh đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành.
Khoai sọ
Khoai sọ là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng cơ bản cho mẹ bầu. Khoai môn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Bà mẹ mang thai ăn khoai sọ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, không giúp người mẹ hấp thụ và tiêu hóa protein cùng chất dinh dưỡng khác nhanh chóng, mà còn có khả năng loại bỏ các chất béo lắng đọng ở thành mạch máu, có tác dụng điều trị táo bón rất tốt khi mang thai và béo phì.
Đậu lăng
Đậu lăng rất giàu protein, axit amin, vitamin và khoáng chất. Ăn đậu lăng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng chán ăn, thúc đẩy đi tiêu dễ dàng.
Bắp cải
Bắp cải giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, giàu vitamin, axit folic và chất xơ. Mẹ bầu ăn nhiều bắp cải có thể tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, cải thiện khả năng miễn dịch khi mang bầu.
Đậu Hà Lan có nhiều các dinh dưỡng khác nhau rất cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này sẽ giúp baào thai được phát triển tốt nhất. Thêm vào đó, vỏ đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ sẽ giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Khoai lang
3. Thực phẩm bổ sung thích hợp
Cải thiện táo bón ngoài việc bổ sung chất xơ, mẹ bầu còn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều những loại axit lactic và một số thành phần đặc biệt khác có tác dụng nhuận tràng như
Dâu tây
Dâu tây giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: protein, axit hữu cơ, pectin và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Điều quan trọng nhất là dâu tây có chứa nhiều pectin có thể giúp tăng cường tiêu hóa, mềm phân, giải quyết những khó chịu về đường tiêu hóa.
Rau diếp
Ăn rau diếp thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu trong hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất béo và protein. Khi máu lưu thông tốt, thải được enterotoxin thì sẽ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Sữa chua bổ dưỡng, có chứa tất cả các chất dinh dưỡng của sữa tươi, đồng thời giàu axit lactic, axit acetic và axit hữu cơ khác có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và làm sạch ruột.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét